Amoniac

Tác giả: TS.BS Trần Ngọc Tuấn

Amoniac là một chất thải thường được xử lý ở gan và thải ra qua nước tiểu. Một số tình trạng có thể gây ra nồng độ amoniac cao trong máu, bao gồm bệnh về gan, suy thận và một số tình trạng bẩm sinh nhất định. Sự tích tụ amoniac này trong máu có thể gây nguy hiểm.

1. Amoniac là gì?
Amoniac, còn được gọi là NH3, là chất thải mà vi khuẩn trong đường ruột tạo ra chủ yếu khi phân hủy protein. Thông thường, amoniac được xử lý ở gan, ở đó nó được chuyển hóa thành một chất thải khác gọi là urê. Urê sau đó được đưa đến thận, nơi mà nó được loại bỏ qua nước tiểu.

Nồng độ amoniac trong máu phải duy trì ở mức rất thấp. Nếu quá trình này, được gọi là chutrình urê, không hoạt động, amoniac tích tụ trong máu và có thể đi vào não. Ngay cả khi nồng độ tăng nhẹ ( tăng amoniac máu ) cũng gây độc cho hệ thần kinh trung ương (CNS).

2. Mức amoniac bình thường
Giá trị bình thường có thể thay đổi chút ít giữa các phòng thí nghiệm khác nhau.

  • Trẻ đủ tháng khỏe mạnh: 45±9 micromol/L; 80 đến 90 micromol/L được coi là giới
    hạn trên của mức bình thường.
  • Trẻ sinh non: 71±26 micromol/L, nồng độ sẽ tự giảm xuống khi trẻ đủ tháng trong
    khoảng bảy ngày.
  • Trẻ em trên một tháng tuổi: Dưới 50 micromol/L.
  • Người lớn: Dưới 30 micromol/L.

3. Amoniac ở mức độ nào là độc hại?
Amoniac rất độc. Nồng độ amoniac trong máu thường dưới 50 micromol /L, nhưng điều này
có thể thay đổi tùy theo độ tuổi. Nếu tăng lên 100 micromol/L có thể dẫn đến những thay đổi về ý thức. Nồng độ amoniac trong máu đạt 200 micromol/L có thể dẫn đến hôn mê và co giật.

4. Triệu chứng khi nồng độ amoniac cao
Các triệu chứng của nồng độ amoniac cao trong máu bao gồm:

  • Hoang mang và mất phương hướng.
  • Buồn ngủ quá mức.
  • Những thay đổi trong ý thức.
  • Tâm trạng lâng lâng.
  • Run tay.
  • Hôn mê.

Nồng độ amoniac cao đe dọa đến tính mạng và cần được điều trị y tế ngay lập tức.

Xét nghiệm nồng độ amoniac có thể được chỉ định nếu trẻ sơ sinh có các triệu chứng sau trong vài ngày đầu sau khi sinh:

  • Cáu gắt.
  • Nôn mửa.
  • Thờ ơ.
  • Co giật.

5. Nguyên nhân khiến nồng độ amoniac trong máu cao

  • Bệnh gan: Tổn thương gan làm hạn chế khả năng xử lý amoniac. Điều này thường
    xảy ra trong bệnh gan nặng, nhưng bạn có thể bị tăng đột biến nồng độ amoniac trong
    máu với bệnh gan ổn định, đặc biệt là sau trường hợp bị kích thích như xuất huyết tiêu
    hóa hoặc mất cân bằng điện giải. Bệnh gan là nguyên nhân phổ biến nhất của tăng
    nồng độ amoniac.
  • Giảm lưu lượng máu đến gan: Nếu thiếu lưu lượng máu đến gan, cơ thể không thể
    vận chuyển amoniac đến gan để xử lý. Điều này khiến amoniac tích tụ trong máu.  Bệnh lý não gan : Đây là tình trạng xảy ra khi gan bị tổn thương quá mức để xử lý
    amoniac đúng cách, dẫn đến tích tụ amoniac. Nó có thể gây hoang mang, mất phương
    hướng và hôn mê. Đôi khi có thể gây tử vong.
  • Hội chứng Reye: Hội chứng Reye là một tình trạng hiếm gặp ảnh hưởng đến máu, não và gan, thường làm tăng nồng độ amoniac trong máu và giảm lượng đường trong
    máu. Nó ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em và thanh thiếu niên đang hồi phục sau khi bị
    nhiễm vi-rút, chẳng hạn như thủy đậu hoặc cúm và đã dùng aspirin để kiểm soát các
    triệu chứng của chúng. Nguyên nhân của hội chứng Reye vẫn chưa được biết, nhưng vì
    rủi ro, trẻ em và thanh thiếu niên không nên dùng aspirin trừ khi được hướng dẫn cụ
    thể từ bác sĩ.
  • Suy thận: Nếu thận không thể loại bỏ urê một cách hiệu quả do suy thận, nó sẽ dẫn
    đến sự tích tụ amoniac trong máu.
  • Các bệnh về gene liên quan đến chu trình urê: Một số bệnh về gene có thể gây ra
    sự thiếu hụt một trong các enzym cần thiết để hoàn thành quá trình chuyển đổi
    amoniac thành urê, là một phần của chu trình urê. Điều này thường được phát hiện
    trong giai đoạn sơ sinh.
  • Bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh: Bệnh này xảy ra khi một người mang thai có các kháng
    thể kháng các tế bào máu của em bé. Tình trạng này có thể ngăn ngừa được. Nếu
    Người mẹ Rh âm và chưa phản ứng với bào thai Rh dương, cô ấy có thể được điều trị
    bằng thuốc ngăn các kháng thể của cô ấy phản ứng với các tế bào Rh dương của em bé.

6. Cách xử lý khi nồng độ amoniac cao

  • Nó phụ thuộc một phần vào nguyên nhân gây ra bệnh, chẳng hạn như bệnh gan hoặc
    bệnh lý não gan ở người lớn hoặc tình trạng bẩm sinh làm gián đoạn chu trình urê ở trẻ
    sơ sinh.
  • Điều trị chứng tăng amoniac máu cấp tính tập trung vào việc giảm mức độ amoniac và
    kiểm soát các biến chứng cụ thể, bao gồm sưng não (phù não) và áp lực xung quanh
    não (tăng huyết áp nội sọ).
  • Đối với trẻ sơ sinh có nồng độ amoniac cao, nhân viên y tế sẽ ngừng cung cấp protein
    (vì quá trình tiêu hóa protein tạo ra amoniac) và cung cấp calo bằng cách sử dụng dung
    dịch glucose. Các nhân viên y tế cũng sử dụng cách chạy thận nhân tạo để loại bỏ
    amoniac khỏi máu của trẻ sơ sinh.
  • Điều trị y tế cho bệnh não gan liên quan đến việc giảm sản xuất amoniac trong ruột. Liệu pháp đầu tiên cho bệnh não là thuốc uống bao gồm lactulose và lactitol. Những
    loại đường này làm giảm sản xuất và hấp thụ amoniac trong ruột.

7. Tài liệu tham khảo

  • Lab Tests Online. Ammonia. (https://labtestsonline.org/tests/ammonia) Accessed Nov. 2022.
  • MedlinePlus. Ammonia Levels. (https://medlineplus.gov/lab-tests/ammonia-
    levels/) Accessed Nov. 2022.
  • Ali R, Nagalli
  • S. Hyperammonemia. (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK557504/) [Updated
    2021 Aug 11]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island, FL: StatPearls Publishing;
    2021. Accessed Nov. 2022.

Xin trân trọng cảm ơn!