Động kinh trẻ em

Tác giả: Ths.BS Đinh Công Vũ – Khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Gia Đình Đà Nẵng

Hình thức: Huấn luyện chuyên môn nội bộ

Mục tiêu kiến thức bài học:

  • Trình bày được nguyên nhân động kinh trẻ em.
  • Khám, chẩn đoán, phân loại được động kinh trẻ em.
  • Lựa chọn thuốc hợp lý trong điều trị động kinh trẻ em.

Động kinh là những cơn ngắn, định hình, đột khởi, có khuynh hướng chu kỳ và tái phát do sự phóng điện đột ngột quá mức từ vỏ não hoặc qua vỏ não của
những nhóm nơ ron, gây rối loạn chức năng của thần kinh trung ương (cơn vận động, cảm giác, giác quan, thực vật…), điện não đồ ghi được các đợt sóng kịch
phát.
Năm 2014, ILAE đã đưa ra định nghĩa mới về động kinh trong thực hành lâm sàng, khi có ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
– Có ít nhất hai cơn co giật trên 24 giờ.
– Có một cơn co giật và nguy cơ xuất hiện cơn co giật tương tự cao (hơn 60%) trong vòng 10 năm tiếp theo.
– Có hội chứng động kinh.
Định nghĩa trên đã mở rộng chẩn đoán động kinh. Có những trường hợp trên lâm sàng, chỉ có một cơn co giật nhưng nguy cơ tái phát cao gồm: bệnh nhân có một
cơn động kinh xảy ra ít nhất một tháng sau khi đột quỵ hoặc một đứa trẻ bị một cơn co giật liên quan đến nguyên nhân cấu trúc hoặc tổn thương cấu trúc cũ và điện não đồ có sóng động kinh thì có thể chẩn đoán động kinh.
Ngoài ra, mất ý thức cũng là biểu hiện thường gặp trong hoặc sau cơn. Ðịnh nghĩa trên đồng thời cũng là tiêu chuẩn chẩn đoán.

Để hiểu rõ hơn về bài học, kính mời quý đồng nghiệp tìm hiểu nội dung qua link bên dưới:
Tài liệu Fulltext: Tại đây 
Tài liệu PPT: Tại đây

Trân trọng cảm ơn!