Biên soạn: Ths.BS Nguyễn Thị Hoài Vũ – ĐV ĐYPHCN, Bệnh viện Đa khoa Gia Đình Đà Nẵng
Hình thức: Đào tạo chuyên môn nội viện
Mục tiêu kiến thức bài học:
- Học viên hiểu được khái niệm Âm ngữ trị liệu.
- Học viên kể được khách hàng của Âm ngữ trị liệu Nhi khoa.
- Học viên nêu được vai trò của chuyên viên Âm ngữ trị liệu Nhi khoa.
- Học viên có thể nêu được một số dấu hiệu báo động đỏ cần chuyển khám âm ngữ trị liệu.
- Học viên có thể nắm được quy trình khám – chẩn đoán – can thiệp Âm ngữ trị liệu Nhi.
Nội dung bài học:
Âm ngữ trị liệu (ANTL) là một chuyên ngành trong PHCN, có chức năng nghiên cứu, đánh giá và điều trị các bệnh lý về ngôn ngữ và lời nói. “Âm” là phát âm, là những vấn đề liên quan đến tạo âm thanh lời nói gồm quá trình thở, tạo âm và cấu âm. Liên quan đến hoạt động của bộ máy phát âm. “Ngữ” là ngôn ngữ, thực chất là hoạt động của não và sự chi phối của nó đến hành vi ứng xử, giao tiếp, kỹ năng xã hội và các hoạt động tư duy nhận thức.[1]
Âm ngữ trị liệu là một chuyên ngành có cơ sở lý luận và phát triển dựa trên y học chứng cứ. Qua chứng cứ, ANTL góp phần cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống của những khách hàng đang gặp khó khăn về: giao tiếp, ngôn ngữ, lời nói, giọng nói, nói lắp, nghe và ăn – nuốt. (Marie Atherton 2011)
Để hiểu rõ hơn về ngành âm ngữ trị liệu, kính mời quý anh/chị đọc tài liệu theo link bên dưới:
Fulltext: Tại đây
PPT: Tại đây
Trân trọng cảm ơn!