HomeTRA CỨUCSDL BÀI GIẢNG HUẤN LUYỆN ĐÀO TẠOKỹ thuật đưa thuốc vào cơ thể

Kỹ thuật đưa thuốc vào cơ thể

Tác giả: CN ĐD Nguyễn Thị Ngọc Hòa – Khoa HSCC ĐQ – Bệnh viện Đa khoa Gia đình
Hình thức: Huấn luyện chuyên môn toàn viện

Mục tiêu bài giảng: Sau khi học xong nội dung bài học, học viên có khả năng trình bày được 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc:
– Trình bày được 7 yêu cầu cần thiết khi sử dụng thuốc cho người bệnh.
– Trình bày được 10 nguyên tắc cơ bản khi dùng thuốc cho người bệnh.
– Trình bày được các con đường đưa thuốc vào cơ thể người bệnh, phân tích
được ưu điểm và nhược điểm của từng con đường đưa thuốc.
– Thực hiện được quy trình đưa thuốc vào cơ thể người bệnh
– Thể hiện được sự ân cần, cảm thông, tỉ mỉ và chính xác khi thực hiện kỹ thuật
đưa thuốc vào cơ thể người bệnh.

Giới thiệu:

Thuốc là một dạng hoạt chất được sử dụng nhằm mục đích điều trị, phòng ngừa, nâng
cao sức khỏe và chẩn đoán.

Hấp thu là sự vận chuyển thuốc từ nơi dùng thuốc (qua đường uống hay qua dạng
tiêm,…) vào máu rồi đi khắp cơ thể, tới nơi cần điều trị.
Thuốc sau khi được đưa vào cơ thể sẽ được hấp thu qua các con đường: đường tiêu
hóa (niêm mạc miệng, niêm mạc dạ dày, niêm mạc ruột non, niêm mạc ruột già),
đường tiêm (tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm trong da, tiêm dưới da), đường
hô hấp (khí dung), qua da,…

Sự hấp thu thuốc được xác định bởi tính chất hóa lý, công thức và đường dùng của
thuốc. Các dạng thuốc (ví dụ viên nén, viên nang, dung dịch) bao gồm hoạt chất
cùng với các tá dược được sản xuất để sử dụng theo đường dùng khác nhau (ví dụ
uống, qua đường miệng, ngậm dưới lưỡi, đặt trực tràng,dùng ngoài đường tiêu hóa,
tại chỗ, hít). Bất kể đường dùng thuốc nào, thuốc phải chuyển thành dạng dung dịch
để được hấp thu. Con đường dùng thuốc khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu của
thuốc.

Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật đưa thuốc vào cơ thể kính mời quý đồng nghiệp tìm hiểu qua nội dung bên dưới:
Tài liệu fulltext: Tại đây 
Tài liệu PPT: Tại đây

Trân trọng cảm ơn!