Biên soạn: Ths.BS Lê Trí Bảo Châu – Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Gia Đình Đà Nẵng
Hình thức: Đào tạo chuyên môn nội viện
Mục tiêu kiến thức bài học:
- Nắm được những vấn đề cơ bản về ung thư CTC và vai trò của HPV trong quá trình sinh ung.
- Nắm được những phương pháp dự phòng cấp 1, cấp 2 trong chiến lược tầm soát ung thư cổ tử cung.
- Tìm hiểu thêm một số công nghệ mới được áp dụng trong chương trình sàng lọc sớm các sang thương CTC và ung thư CTC.
Nội dung bài học:
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ hai trong các loại ung thư phụ khoa ở phụ nữ. Năm 2018, ước tính có khoảng 570.000 trường hợp mắc mới và 311.000 ca tử vong trên toàn thế giới. Trong số này, 85% ghi nhận được ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Ung thư cổ tử cung đang giảm dần ở các nước phát triển, nơi có các chương trình kiểm soát hiệu quả. Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung đang gia tăng ở các nước không có chương trình kiểm soát hoặc chương trình kiểm soát không hiệu quả.
Mặc dù là bệnh có thể dự phòng phát hiện sớm, nhưng hiện tại ung thư cổ tử cung vẫn là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất ở người phụ nữ Việt Nam. Ước tính hiện nay mỗi năm có 5.664 phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung và 2.472 người chết vì căn bệnh này, với ước tính tỷ lệ mắc chuẩn hóa theo tuổi là 11,5/100.000 phụ nữ.
Sàng lọc phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư và điều trị có hiệu quả là yếu tố then chốt để thực hiện thành công chương trình phòng chống ung thư cổ tử cung. Để chương trình phòng ngừa ung thư cổ tử cung thực sự hiệu quả và có giá trị về mặt cộng đồng, việc sàng lọc phải gắn liền với các phương pháp điều trị thích hợp đối với bất kỳ các tổn thương tiền ung thư nào được phát hiện.
Đề hiểu rõ hơn về nội dung bài học, kính mời quý anh/chị đọc tài liệu theo link bên dưới:
FULLTEX: Tại đây
PPT: Tại đây
Trân trọng cảm ơn!